Suốt từ năm 2020 đến nay, các nghiên cứu, bài báo thị trường BĐS đều nhấn mạnh nguồn cung hạn chế nên giá tăng dù kinh tế đang vật vả; nhờ đó thị trường lên đồng vào đầu năm 2021; nhưng sau những đợt bơm, đẩy thì có vẻ thị trường phải đối diện với thực tế , nguồn cầu giảm do người mua đuối tiền rồi !!
Có lẻ việc push BĐS đang chuyển ngược lại căn hộ, sau khi đất nền đang mất thanh khoản; cách này gọi là muốn đẩy đất nền dự án xa bờ, trước hết phải đẩy căn hộ lên đã; và át chủ bài căn hộ vẫn là nguồn cung hạn chế, một chiêu thức mà nhờ đó đã đẩy một số dự án căn hộ xa trung tâm lên tới 60 – 70 tr/m2 trong năm 2020;
Trích báo (https://vnexpress.net/dat-nen-giam-nhiet-4304658.html): “..từ góc độ nguồn cung, Covid-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản. Mỗi năm Hà Nội và TP HCM cần khoảng 140.000 căn nhà, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế từ năm 2019. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội thắng thế.”
Hiện nay, tuy cung căn hộ ra hàng khá ít, nhưng cầu đang giảm mạnh; nhưng chủ căn hộ cho thuê đang phải giảm giá 10% – 30% để có khách; mặc dù vậy các căn giá cao trên 20 trđ vẫn đang vất vả kiếm khách sau khi hết HĐ với khách hiện tại….
….tình hình cho thuê căn hộ tiếp tục căng, khiến nhà đầu tư chùn bước mua căn hộ mới; bởi vị thị trường căn hộ không phải mua để lướt sóng, hay ôm chờ giá tăng như đất nền; mà họ mua để có dòng tiền cho thuê đều. Một khi tình hình cho thuê khó thì họ phải lui lại, chưa dám xuống tiền.
Tuy nhiên bài báo cũng có cái đúng; lúc này là cơ hội cho người thuê căn hộ, vì họ có thể chọn lựa căn đẹp , yêu cầu giảm giá. Ngoài ra, ai muốn mua căn hộ để ở, thì lúc này cũng là cơ hội kiếm căn tốt, giá mềm; nhưng chỉ nên mua căn hộ đã đi vào sử dụng thì mới OK, vì có nhiều người đang ôm căn hộ, bị kẹt kok cho thuê được sẽ bán giá ngon cho người mua.
TS. Đinh Thế Hiển