Ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho rằng, từ 6 năm trước, IPPG cũng đã đề xuất với TP.HCM xây dựng trung tâm tài chính nhưng chưa có điều kiện triển khai. “Lãnh đạo Đà Nẵng rất nhạy bén, đã tiếp cận IPPG và ngay lập tức IPPG đáp từ bằng những ý tưởng và đồ án cụ thể” – ông Hạnh Nguyễn cho biết.
Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, nhiều người nhầm tưởng, Trung tâm tài chính phải có các hội sở, các tổ chức tài chính, các Văn phòng của ngân hàng. “Trung tâm tài chính là làm sao phải có “đại bàng chúa” nắm giữ các nguồn tiền hàng nghìn tỷ USD. Khi các “đại bàng chúa” đã vào làm “tổ” thì tự động các “bồ câu”, “đại bàng con”… bay về, nhưng không nhất thiết đặt trụ sở tại đây”, ông Hạnh Nguyễn lý giải.
Chủ tịch IPPG cũng cho biết từ lâu đã ấp ủ ý tưởng về một trung tâm tài chính ở Việt Nam. Khi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép nghiên cứu, lập đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực, ông nhận thấy đây là cơ hội để biến ý tưởng thành hiện thực.
Trước băn khoăn tại sao chúng ta lại “vượt cấp”, không làm trung tâm tài chính quốc gia trước mà muốn mở ngay trung tâm tài chính khu vực, ông Jonathan Hạnh Nguyễn cho rằng, hoàn toàn có thể làm được, nhưng có khả thi hay không còn phụ thuộc vào độ mở của chúng ta.
“Chúng ta định hướng là Trung tâm tài chính khu vực, bởi theo định hướng của Trung ương, tới năm 2025 nước ta là nước phát triển, thì phải làm gì để vượt lên? Chẳng lẽ nói, ôi chúng ta còn nghèo lắm nên không thể xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực? Không phải. Việt Nam hiện là quốc gia đang được nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm. Vài năm tới, nếu Trung ương đồng ý các điều kiện mở cửa như thế nào, thì tùy theo mức độ đó, chúng ta sẽ có Trung tâm Tài chính khu vực, hay thậm chí toàn cầu”, ông Hạnh Nguyễn nói và nhắc lại rằng, hiện tất cả đang còn là đề án, và đề án này có khả thi hay không phụ thuộc vào chính chúng ta, chúng ta có đủ điều kiện, đủ hấp dẫn để “đại bang chúa” tìm đến, rót vốn hay không.
Phối cảnh cũ
Theo ông Hạnh Nguyễn, khoảng cách giữa trung tâm tài chính quốc gia với trung tâm tài chính khu vực thì không quá lớn, nhưng để đạt được tầm trung tâm tài chính quốc tế thì khoảng cách là rất xa, song không phải không có cơ hội. “Nếu dám “chơi” như New York, London, thì Việt Nam sẽ có Trung tâm Tài chính toàn cầu. Bởi Việt Nam có múi giờ nằm giữa Châu Mỹ và Châu Âu. Khi hai châu lục kia ngủ thì Việt Nam thức, nên Việt Nam có lợi thế về giao dịch dòng tiền. Tại sao chúng ta không làm?”
Theo Báo Đầu tư
Link bài gốc: https://baodautu.vn/ong-johnathan-hanh-nguyen-ly-giai-vi-sao-chon-da-nang-lam-trung-tam-tai-chinh-khu-vuc-d140181.html
Trước đó, thông tin Liên doanh Công ty Sakae Holding và Công ty TNHH Đầu tư SSF (Liên doanh SK-SSF) có Văn bản số 18092020/SK-SSF gửi Thủ tướng Chính phủ xin được tài trợ Đề án nghiên cứu khả thi xây dựng Trung tâm tài chính (Dự án Đà Nẵng Gateways) với số vốn đầu tư dự kiến hơn 2 tỷ USD là một trong những tín hiệu đáng mừng cho Đà Nẵng. Siêu dự án Trung tâm tài chính tọa lạc tại một trong những vị trí đắc địa của TP Đà Nẵng, gồm khu đất 3,42ha (ký hiệu Lô A12, A13, A14, A15) trên đường Võ Văn Kiệt và khu đất 2,7ha phía Tây Bắc nút giao thông Võ Văn Kiệt – Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà). Theo quy hoạch, đây sẽ là khu phức hợp trung tâm thương mại, tài chính, casino, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp quốc tế, chung cư cao tầng… với số vốn đầu tư dự kiến hơn 2 tỷ USD.
Phối cảnh mới
Được biết, Tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí tổng hợp mà Liên doanh Công ty Sakae Holding và Công ty TNHH Đầu tư SSF vừa xin nghiên cứu cũng là một trong những dự án chính Đà Nẵng tập trung phát triển trong quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ Tướng phê duyệt.
Liên quan đến Liên doanh Công ty Sakae Holding và Công ty TNHH Đầu tư SSF theo thông tin chúng tôi tìm hiểu Sakae Holdings là doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore). Doanh nghiệp này cũng đã có nhiều hoạt động tích cực tại Đà Nẵng khi tham gia quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Còn Công ty TNHH Đầu tư SSF, đây là một doanh nghiệp mới được thành lập tháng 4/2020. Công ty này có trụ sở tại tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside, 74 Bạch Đằng, Phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam. SSF có ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng, đầu tư BĐS.
Mới đây, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong 3 nhà đầu tư trước đó cùng xin nghiên cứu khả thi xây dựng Trung tâm tài chính với số vốn đầu tư dự kiến hơn 2 tỷ USD. Thông tin này được báo Dân Việt dẫn lời ông Johnathan Hạnh Nguyễn Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) chia sẽ trong buỗi ký kết hợp tác với UBND TP.Đà Nẵng vào sáng nay. Cụ thể, phát biểu tại buổi lễ Lễ công bố Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển TP.Đà Nẵng, ông Johnathan Hạnh Nguyễn Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) cho biết, tập đoàn IPP đã ấp ủ bao năm nay về 1 trung tâm tài chính ở Việt Nam nhưng do nhiều vướng mắc chưa làm được. Đến thời điểm này, công ty đã có cơ hội để thực hiện ý tưởng.